Sử dụng từ Cảm Ơn hay Cám Ơn mới là đúng?

Khi chúng ta nhận một món quà hay vật nào đó từ ai thì thường sẽ nói lời “Cảm ơn” hay “Cám ơn” là đúng? Cụm từ này rất quen thuộc và phải sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, nhưng liệu chúng ta đã dùng từ đúng cách chưa?

Cảm Ơn hay Cám Ơn
Cảm Ơn hay Cám Ơn

 

Bài viết này, Megawyn.com sẽ mang đến cho bạn đáp áp đúng và cách sử dụng từ chính xác và có minh họa thật dễ hiểu.

Cảm ơn hay Cám ơn là cách dùng đúng?

Đáp án đúng là:  Cảm ơn

Cảm ơn là gì?

Khi bạn nhận được một món quà, một cử chỉ hành động đẹp, hoặc những lời động viên chúc phúc thì bạn cảm thấy biết ơn và dùng lời cảm ơn để bày tỏ nỗi lòng.

Cảm ơn là động từ để bày tỏ sự biết ơn, cảm động đối với ai đó.(người/đối tượng đã giúp đỡ mình)

  • Cảm  → là từ Hán Việt có nghĩa là cảm tạ, cảm động.
  • Ơn → là ân tình, ân nghĩa.

Ví dụ:

  • Bà ta cảm ơn cô ây đã nhường ghế cho người lớn tuổi.
  • Xin cảm ơn bạn vì đã tặng tôi quyển sách!

Cám ơn là gì?

Cám ơn là cụm từ không chính xác mặc dù phát âm thì tương tự nhau. Có thể coi nó là “Khẩu từ”. Tức là, chúng ta vẫn thường dùng từ cám ơn và cảm ơn với cùng một ý nghĩa biết ơn, tuy nhiên cụm từ Cám ơn này không phải từ đúng và chính thống Tiếng Việt!

Nếu phân tích từng từ ngữ thì chúng ta sẽ có ý nghĩa như sau:

  • Cám → danh từ có nghĩa là: cám gạo thức ăn dành cho heo ăn
  • Ơn → là ân (ân tình, ân nghĩa)

Do vậy ghép 2 chữ trên thì không liên quan đến sự bày tỏ lòng biết ơn.

Ví dụ thường gặp về cách dùng từ SAI này:

  • Xin cám ơn → có nghĩa là xin cám gạo, ân tình → SAI.
  • Đứa bé cám ơn ông cụ vì đã cho cái bánh → có nghĩa là đứa bé xin cám gạo ân tình vì ông cụ cho cái bánh… → SAI.

Nguyên nhân khiến nhiều người hay bị nhầm lẫn cách dùng của những từ này?

Hai từ CámCảm đều là 2 từ có âm vực cao, có cách phát âm na ná nhau nên đôi khi người đọc hay bị cái giống giống nhau. Chúng ta vẫn thường sử dụng song song 2 từ và nghĩ là cách dùng nào cũng đúng nên cứ sử dụng mãi thành thói quen.

Mặc dù trong giao tiếp nói hằng ngày thì nó có thể được bỏ qua. Nhưng trong văn viết, đặc biệt là các văn bản hành chính, thư tín, thiệp mời… yêu cầu tính đúng đắn và lịch sự thì bạn chỉ được dùng từ Cảm Ơn thôi nhé.

Cám ơn và việc sử dụng sai
Cám ơn và việc sử dụng sai

Ngoài ra, tùy theo cách đọc của từng vùng miền (Bắc, Trung, Nam bộ), dẫn đến việc nói gì ghi đó, nên trong văn viết chúng ta cũng hay nhầm lẫn giữa 2 từ này.

Một số ví dụ trong giao tiếp có thể khiến bạn nhầm giữa Cảm ơn hay cám ơn

Sau đây là 1 số từ ghép ví dụ trong giao tiếp hàng ngày để bạn có thể dễ phân biệt hơn giữa từ “Cảm” với từ “Cám”:

– Dùng với “Cảm”:  cảm động, cảm biến, cảm giác, cảm hàn,…

Ví dụ: Tôi rất cảm động vì tấm chân tình của anh dành cho những trẻ em nghèo. → Có nghĩa là tôi thấy rung động, khâm phục vì lòng thương của anh ấy dành cho trẻ em nghèo.

– Dùng với “Cám”: cám cảnh, cám gạo, cám hấp, cám sú….

Ví dụ: Mẹ ngồi nhớ con, cám cảnh thương con đi học xa nhà → Có nghĩa là người mẹ thấy nhớ và thương con đi học xa nhà.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta có thể phân biệt ró hơn 2 từ Cảm ơn hay cám ơn sao cho đúng cách trong cuộc sống hàng ngày. Mình mong qua bài viết này các bạn sẽ cập nhật được các lỗi chính tả thông dụng mà mình hay mắc lỗi nhé.

Sử dụng từ theo thói quen rất dể sai trong văn viết vì vậy bạn hãy theo dõi thêm những bài viết của Tôi gìn giữ vẻ đẹp Việt Nam để tìm ra cách sử dụng từ đúng nhất nhé!