Tựu chung hay Tựu trung mới là cách dùng đúng trong Tiếng Việt?

Tựu chung và Tựu trung có ý nghĩa gì và cách dùng nào mới là chính xác nhất theo từ điển Tiếng Việt?

Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng tiếng Việt, chúng ta thường gặp những cặp từ tưởng chừng như tương đồng nhưng lại mang ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Một trong những ví dụ điển hình cho tình trạng này là sự phân vân giữa “Tựu chung”“Tựu trung”.

Đây là cụm từ chúng ta thường thấy rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong các văn bản. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách dùng đúng của nó. Vậy thì?

Bài viết “Tựu chung hay Tựu trung là từ đúng trong Tiếng Việt” là một nỗ lực nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt giữa hai từ này, đồng thời cung cấp một cái nhìn toàn diện và chính xác về việc sử dụng chúng trong ngữ cảnh tiếng Việt.

Tựu chung hay Tựu trung
Tựu chung hay Tựu trung

Tựu chung hay tựu chung là đúng chính tả?

Đáp án đúng là: Tựu trung

Hãy cùng chuyên mục Tiếng Việt phân tích ý nghĩa từng từ ngữ để tìm ra cách dùng đúng trong mọi trường hợp nhé! Những thông tin phân tích cụ thể dưới đây sẽ có nhiều điều bổ ích dành cho bạn đấy!

Tựu trung là gì?

Tựu trungkết từ nhằm biểu thị điều sắp nêu ra là những cái chính, những thứ chung nhất trong những gì đã để cập tới trước đó.

Để hiểu rõ một câu hoặc một cụm từ thì chúng ta cần hiểu rõ từng từ ngữ có ý nghĩa gì. Vì vậy, trước hết hãy phân tích từng từng chữ trong cụm từ này nhé.

  • Tựu → là tập trung, tập hợp, tụ tập lại một chỗ.
  • Trung → là ở giữa, ở bên trong, ở chính giữa, không cao nhưng không thấp, không to cũng không nhỏ.

Ví dụ:

  • “Cho dù bạn đã nói rất nhiều điều nhưng tựu trung là bạn có thể làm điều gì tốt nhất?” → Ý nghĩa câu này muốn biết sau tất cả rất nhiều điều bạn đã nói thì tóm lại điều nào bạn làm tốt nhất.
  • “Chúng tôi đã nói chuyện với nhau rất nhiều, nhưng tựu trung là nói về công việc.” → Ý nghĩa câu này là chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều vấn đề nhưng chủ đề chính là về công việc.

Tựu chung là gì?

Đối với cụm từ “tựu chung” là một cụm từ không có trong từ điển tiếng Việt. Nhưng khi phân tích ra từng từ ngữ sẽ có ý nghĩa như sau:

  • Tựu → có ý nghĩa là tập hợp, tụ lại, tập trung lại
  • Chung → có ý nghĩa là cuối, hết hoặc là thuộc về mọi người, không có của riêng ai…

Tuy từ ghép “tựu chung” là từ những từ có ý nghĩa nhưng lại không đúng chính tả khi dùng chung với nhau. Nếu muốn ghép cùng từ “chung” dùng với ý nghĩa tóm lại như “tựu trung” thì dùng từ “chung quy” sẽ đúng hơn.

Ví dụ:

  • “Chúng ta đã đi rất nhiều nơi nhưng chung quy (tựu trung) nhà vẫn là nơi ta mong muốn trở về.” → Ý nghĩa câu này là cho dù bạn đi xa đến mấy thì vẫn mong quay về nhà.
  • “Mỗi người một ý kiến nhưng chung quy(tựu trung) đều tán thành sơn nhà màu xanh.” → Ý nghĩa câu này là mỗi người có những sở thích về màu sắc khác nhau nhưng cuối cùng vẫn chọn sơn nhà màu xanh.

Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn khi sử dụng từ tựu trung và tựu chung khi nói hoặc viết

Khi nói thì do chúng ta phát âm chưa chuẩn xác giữa âm “ch” và âm “tr” nên rất dễ gây ra sự sai xót trong cách dùng từ. Ngoài ra, giữa từ “trung” và “chung” khi đọc nhanh một chút lại rất giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn.

Khi đọc sai từ sẽ dẫn đến viết sai và với những người ít đọc sách báo, ít tiếp cận với những từ này thì dễ nhầm lẫn về ý nghĩa. Nếu hiểu sai về nghĩa của từ thì sẽ dễ bị viết sai chính tả, đọc cũng sẽ không đúng.

Một số ví dụ minh họa cho từ “trung” và “chung” thường sử dụng trong giao tiếp, văn bản để tránh gây nhầm lẫn

Khi cần phải rèn luyện từ ngữ thì ghép từ và đặt câu là cách tốt nhất để bạn quen dần với các sử dụng từ chuẩn xác nhất. Hãy cùng tôi xem những từ ghép và câu ví dụ về hai từ mà chúng ta thường nhầm lẫn nhé.

Các từ ghép với “Trung”: tập trung, trung thành, trung hiếu…

→ Đặt câu: Các em hãy tập trung thành hai hàng thẳng. Ý nghĩa câu này là các em hãy đứng xếp hàng thành 2 hàng.

Các từ ghép với từ “Chung”: chung thủy, chung quy, nói chung…

→ Đặt câu: Cho dù có chuyện gì thì anh cũng chung thủy với em đến cùng. Ý nghĩa câu này là lời hứa trước sau như một đối với người yêu thương.

Kết luận

Bài viết bắt đầu bằng cách giới thiệu và phân tích nguồn gốc, cũng như ý nghĩa của từng từ, qua đó giúp độc giả hiểu rõ từ nào là lựa chọn phù hợp trong các tình huống cụ thể. Đặc biệt, tác giả cung cấp các ví dụ minh họa cách thức từng từ được áp dụng trong văn phạm và giao tiếp hàng ngày, nhấn mạnh vào những sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng giữa chúng.

Tôi cũng đã cùng bạn phân tích ý nghĩa của những từ ngữ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt là từ “trung” và “chung”. Điển hình là hai từ ghép “tựu trung”“tựu chung” từ nào đúng chính tả chắc hẳn bạn đã có câu trả lời rồi. Những ví dụ minh họa sẽ là cách dễ ghi nhớ nhất khi bạn cần học bất kỳ ngôn ngữ nào.

Để trau dồi thêm vốn từ ngữ cho mình, bạn hãy tham khảo thêm các bài viết trong chuyên mục Chính Tả Tiếng Việt nhé! Chúc bạn luôn thành công và học tập thật hiệu quả.